Việt Nam Quang Phục Hội là tổ chức cách mạng do cụ Phan Bội Châu đề xướng thành lập vào năm 1912. Tổ chức này chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. Với phương châm “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, đội quân này kiên trì sử dụng bạo lực để giành độc lập. Hoạt động của hội cũng đã đạt được những kết quả trọn vẹn giá trị lịch sử khi các cuộc bạo động lẻ tẻ khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Hãy cùng nhìn lại hoạt động của một trong những phong trào yêu nước ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Đồng thời, giải đáp thắc mắc tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội mở hoạt động trở lại khi nào nhé.
1. Giải đáp Tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội mở hoạt động trở lại khi nào?
Sau khi phong trào Đông Du tan rã, từ cuối 1908 – 1909, phần lớn các lưu học sinh Việt Nam ở Nhật đều đã trở về nước. Con đường muốn kết hợp với Nhật đào tạo nhân tài, củng cố tổ chức đã thất bại.
Rời khỏi Nhật, Phan Bội Châu cùng một số đồng sự là các chí sĩ yêu nước đương thời quay lại Hương Cảng. Sau đó, chuyển sang Quảng Đông và cuối cùng qua Đông Bắc Xiêm vừa làm ruộng tăng gia sản xuất vừa nuôi dưỡng phong trào, đợi thời điểm chín muồi nhằm phục quốc.

Vào tháng 10/1911, khi cuộc Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Mãn Thanh, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Tin vui này khiến cho Phan Bội Châu cùng đồng sự của mình càng có thêm niềm tin vào chiến thắng tương lai. Ông đã viết thư chúc mừng người bạn cũ ở Trung Hoa và đến tháng 12/1911, ông quay trở lại Trung Quốc hoạt động.
Với sự giúp đỡ của các nhà cách mạng Trung Quốc, ông bắt đầu triển khai phương sách cứu nước mới. Ông đoạn tuyệt hẳn với tư tưởng quân chủ thời còn lãnh đạo Duy Tân hội và phong trào Đông Du. Từ đó, chuyển hướng theo phương án dân chủ chủ nghĩa của Cách mạng Trung Quốc.
Cho đến tháng 2/1912, tại Quảng Đông, Phan Bội Châu tổ chức một cuộc hội nghị bao gồm các đại biểu của cả 3 kỳ: Bắc – Trung – Nam. Trong hôm đó, đã thống nhất ý kiến, quyết định thành lập tổ chức mới mang tên: Việt Nam Quang Phục Hội. Tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Tổ chức này cũng đã chế ra “quốc kỳ”, “quân kỳ”, in “quân dụng phiếu”,…
2. Các hoạt động của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội
Việt Nam Quang Phục Hội ra đời trong bối cảnh Cách mạng Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn thoái trào. Thực dân Pháp cùng bè lũ phong kiến tay sai đẩy mạnh khủng bố, bóc lột sau vụ Đông Du, chống thuế Trung Kỳ, và đầu độc ở Hà Nội. Hầu hết các sĩ phu yêu nước đều bị bắt, nhân dân bị sát hại khắp nơi.
Đứng trước tình hình đó, không thể chần chờ được nữa, giữa năm 1912, Phan Bội Châu cùng các chí sĩ của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội đã nổ phát súng kinh thiên động địa nhằm thi hành bản án đối với thực dân đầu sỏ và tay sai.
-
Vụ ám sát Tuần phủ Hà Nội
Ngày 13/4/1913, chiến sĩ Phạm Văn Tráng đã ném bom giết chết Tuần phủ Hà Nội khiến thực dân Pháp choáng váng, triển khai cuộc vây bắt quy mô lớn. Lúc này, Phạm Văn Tráng và Nguyễn Khắc Cần đã bị bắt khi đang tìm đường trở lại Trung Quốc.
Lý do là do 2 tên phản bội: Đặng Kinh Luân và Đặng Vũ Hoán đã báo cho Pháp. Vào tháng 5/1913, cả hai tên này đều đã bị tiêu diệt bởi các anh em Quang Phục Hội khác là Phạm Hoàng Quế và Phạm Hoàng Triết.

-
Vụ ném tạc đạn vào Khách sạn Gà Trống Vàng trên phố Tràng Tiền, giết chết 2 cựu sĩ quan Pháp
Vụ việc này đã tạo được tiếng vang lớn cho Tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, gây cho bè lũ thực dân nỗi hoang mang, khiếp sợ. Tối ngày 26/4/1913, ông Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Túy đã thực hiện quả tạc đạn nổ giữa sân trong và mái hiên khách sạn làm chết 2 viên thiếu tá Pháp là Sapuy và Mông-gơ-răng, 1 người nữa và làm 12 người khác bị thương. Sau đó, 2 chiến sĩ lên xe kéo chạy qua Gia Lâm về Yên Viên ẩn náu.
-
Đánh đồn Tà Lùng
Cuối năm 1914, Phan Bội Châu bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giam. Phải đến năm 1917, ông mới được thả. Mặc dù thiếu đi người lãnh đạo, nhưng Hội vẫn tiếp tục hoạt động dưới người cộng sự Nguyễn Thượng Hiền.

Tháng 3/1915, Tổ chức chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu với 3 tướng chỉ huy: Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Trọng Mậu. Do bất đồng nội bộ nên chỉ mở ra được cuộc tấn công nhưng thất bại.
-
Phá ngục Lao Bảo
Vào ngày 28/9/1915, tù nhân Lao Bảo chủ yếu là các hội viên Việt Nam Quang Phục Hội, tổ chức Duy Tân Hội do Liễu Thanh và Hồ Bá Kiện chỉ huy nổi dậy. Khoảng 200 tù nhân đã giết lính canh, phá gông cùm, cướp vũ khí rồi rút chạy.
-
Mưu sát toàn quyền Merlin
Tháng 6/1924, lợi dụng chuyến viếng thăm Quảng Châu của Toàn quyền Đông Dương – Martial Henri Merlin, Phạm Hoàng Thái đã giả dạng nhà báo đột nhập vào Khách sạn Victoria rồi ném bom vào bàn tiệc của Merlin. Viên Toàn quyền thoát chết nhưng có 5 người Pháp thiệt mạng. Sau đó, Phạm Hồng Thái bị truy nã gắt gao, cuối cùng nhảy xuống sông Châu Giang tự tử.

3. Nguyên nhân thất bại của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội
- Do đường lối vận động và tổ chức phong trào của những người đứng đầu còn hoang đường, chưa thực tế. Đặc biệt, người sáng lập và lãnh đạo tối cao của tổ chức chưa nắm bắt được cơ sở lý luận cũng như phương pháp đấu tranh trong khi thế lực của kẻ thù còn mạnh.
- Chưa có chính Đảng của giai cấp tiên phong lãnh đạo, nên chưa vạch ra đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn, tuân thủ triệt để nguyên tắc của cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Các hoạt động còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự tập trung, thống nhất, đồng lòng, đồng sức.
4. Ý nghĩa lịch sử

- Tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội tuy không thành công như mong đợi nhưng với đường lối táo bạo đã thức tỉnh dân chúng vùng lên đứng dậy phát tiết nỗi căm hờn nước mất, nhà tan.
- Thể hiện được tính liên tục, xuyên suốt trong ý chí, thái độ đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng bạo lực chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
- Là thực tiễn sinh động bổ sung vào hệ thống lý luận sơ khai về bạo lực cách mạng. Phương châm này được các thế hệ cách mạng vô sản sau này tiếp tục khẳng định tính đúng đắn và phát triển lên.
- Đóng góp nhất định vào quá trình tạo dựng lực lượng giành độc lập tự do, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Giữ vị trí kết nối, chuyển tiếp giữa thế hệ trước – sau, cũ – mới trong phong trào đấu tranh bất khuất với lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân nước ta.
Với bài viết tổng hợp trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội mở hoạt động trở lại khi nào. Đồng thời, các hoạt động gây tiếng vang lớn của hội, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghiệm mang dấu ấn lịch sử này.