Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta được thành lập vào năm 1802 và kết thúc năm 1945 sau khi vị vua Bảo Đại thoái vị. Trong thời kỳ nhà Nguyễn chịu đựng sự xâm lăng từ quân Pháp đã khiến dân ta lâm vào cảnh lầm than, nghèo đói. Vậy bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế.

Vị vua thời Nguyễn
Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế
Trong thời kỳ đế quốc Pháp xâm lược nước ta triều đại nhà Nguyễn đã chia ra làm hai phe chủ đạo là phe chủ chiến và phe chủ hòa. Mỗi phe đều có những ưu điểm riêng tuy nhiên không tránh khỏi những khuyết điểm gây nên việc quân Pháp ngày càng tiến sâu vào nước ta hơn.
Đối với phe chủ chiến
Phe chủ chiến mang những nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Nêu lên quan điểm rõ ràng rằng giặc đến cướp nước thì phải đánh đuổi giặc để giữ gìn lãnh thổ nước ta, chúng đến thì phải ra sức chống trả, chúng chưa đến thì phải chủ động tìm cách để đánh đuổi chúng. Vậy nên phe chủ chiến ngoài lực lượng quân đội thì còn có sự hỗ trợ từ đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng gặp nhiều điều tiêu cực từ việc không hiểu rõ về lực lượng từ phía thực dân nên dẫn đến chuỗi những thất bại nối tiếp nhau. Cộng thêm với việc các vị quan triều đình nhà Nguyễn không có những hành động cứng rắn ngay từ ban đầu để dập tan được quân địch nên gây ra một triều đại suy tàn và bất lực.

Đối với phe chủ hòa
Ngược lại với phe chủ chiến là phe chủ hòa, đây là phe có tâm thế muốn hòa hoãn cuộc chiến để cố gắng dựng xây lại đất nước cho vững mạnh, cải cách vấn đề về quân đội, tài chính để từ đó quân Pháp có ý định muốn xâm lược nước ta cũng khó từ đó có thể dễ dàng lấy lại được từng tấc đất của mình. Tuy nhiên những người theo phe chủ hòa cũng không có được kết quả tốt vì không được phía triều đình chấp thuận những ý kiến cải cách và duy tân. Đồng thời phe chủ hòa lại có một bộ phần hèn nhát, khi thấy sức mạnh của quân Pháp thì bỏ chạy, luôn đối phó với các phong trào từ nhân dân vì không tin vào sức mạnh của nhân dân từ đó tạo cơ hội cho quân Pháp tấn công vào nước ta nhiều hơn.

Vậy nên có thể nói rằng triều đình nhà Nguyễn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là nhu nhược, là thụ động, không có ý định phối hợp cùng nhân dân để đánh đuổi quân xâm lăng từ đó bỏ qua cơ hội đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi lãnh thổ nước mình. Những sai lầm nối tiếp sai lầm của nhà Nguyễn đã đẩy đất nước vào tay giặc cũng như làm mất đi giá trị của vương triều này trong suốt hơn 100 năm cai trị.
Tóm lại
Thời kỳ nhà Nguyễn bắt đầu cai trị cũng chính là lúc chủ nghĩa tư bản đang bắt đầu cuộc xâm lược trên phạm vi toàn thế giới. Các nước đế quốc ra sức tăng cường đi xâm chiếm thuộc địa, khai thác và bóc lột của cải từ các nước thuộc địa. Việt Nam cũng không tránh khỏi việc trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc. Vậy nên dù có muốn hay không thì triều Nguyễn vẫn phải đối mặt với việc bị xâm lược và trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp.

Nhưng các nhà sử học cũng đã phải thừa nhận một việc rằng nhà Nguyễn đã đưa ra những chính sách cai trị gây ra nhiều tổn hại cho nhân dân và vận mệnh của dân tộc. Có thể kể đến những chính sách như “bế quan tỏa cảng” hay luôn hà khắc với những người theo đạo Thiên Chúa giáo cũng như phớt lờ bỏ qua những người yêu nước đưa ra các bản cải cách dân tộc. Các cuộc đàn nhân dân đứng lên đấu tranh ngày càng làm cho nguồn nhân lực cạn kiệt, mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình ngày càng tăng cao. Từ đó tạo ra lỗ hổng giúp quân Pháp dễ dàng xâm chiếm thuộc địa nước ta.
Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lại quên đi những vị vua đã hết lòng dốc sức tìm cách bảo vệ đất nước như vua Tự Đức. Ông đã cố gắng tìm đủ các cách khác nhau với mục đích bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc cũng như vương triều mà mình đang cai trị. Những bất cập trong thời điểm đó chính là năng lực cũng như nhãn quan về việc cai trị còn gặp nhiều hạn chế, các quan triều đình và vua không đưa ra được chính sách đúng đắn để có thể giành được thắng lợi trước quân Pháp lớn mạnh như vậy.
Mong rằng qua bài viết bạn đã biết trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ chống quân pháp xâm lược của triều đình Huế. Chúc bạn học tốt!