Chất béo là một chất rất cần thiết cho cơ thể con người cũng như có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vậy chất béo là gì? Thành phần cấu tạo của nó ra sao? Bài toán đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được lượng CO2 và H2O) hơn kém nhau 6 mol cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm chất béo
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo, thường được gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol. CTCT chung của chất béo có dạng:
Trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hiđrocacbon của axit béo, chúng có thể giống hoặc khác nhau.
Axit béo là các axit đơn mạch C dài, không phân nhánh, có số C ( thường là 12C đến 24C)

Phân loại chất béo
Các axit béo thường gặp gồm có:
- Axit béo no:
C17H35COOH: axit stearic. M = 284 g/mol
C15H31COOH: axit panmitic. M = 256 g/mol
- Axit béo không no
17H33 – COOH: axit oleic. M = 282 g/mol
(cis – CH3[CH2]7CH = CH[CH2]7COOH)
C17H31COOH: axit linoleic. M = 280 g/mol
(cis – CH3[CH2]4CH = CH – CH2 – CH = CH [CH2]7COOH).
- Một số ví dụ về các loại chất béo:
(C17H35COO)3C3H5 tristearin (tri stearoyl glycerol).
(C15H31COO)3C3H5 tripanmitin (tripa mitoy glixerol).
(C17H33COO)3C3H5 triolein (trioleoylglycerol).
(C17H31COO)3C3H5 trilinolein (tri linoleoyl glycerol)
Khi cho glixerol + n (n ∈ N*) axit béo thì số loại triglixerit cụ thể là:
Trạng thái tự nhiên của chất béo là thành phần chính trong dầu, mỡ động vật như mỡ bò, mỡ gà, mỡ lợn, dầu oliu, dầu lạc…

Tính chất của chất béo
Tính chất vật lý
Ở điều kiện bình thường chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn:
- Ở trạng thái lỏng. Một trong các gốc R1, R2 , R3 không no thì chất béo thuộc ở dạng lỏng. Ví dụ như (C17H33COO)3C3H5. trong phân tử của chất béo có gốc hiđrocacbon không no
- Ở trạng thái rắn trong phân tử của chất béo có gốc hiđrocacbon no. Các gốc R1, R2 , R3 đều no thì chất béo ở trạng thái rắn. Ví dụ như (C17H35COO)3C3H5.
Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước. chất béo tan tốt trong các dung môi hữu cơ như xà phòng, hexan, benzen….
Tính chất hóa học
Chất béo là các trieste nên chúng có tính chất của este đó là phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở ác gốc tự do hiđrocacbon.
Phản ứng thủy phân:
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:
- Phản ứng có đặc điểm thuận nghịch
- Chất xúc tác: H+, t0.
- Phương trình tổng quát của phản ứng:
Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm
- Đặc điểm của phản ứng: phản ứng một chiều.
- Điều kiện phản ứng: t0.
- Phương trình tổng quát của phản ứng:
Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Muối thu được sau phản ứng thủy phân này là thành phần chính của xà phòng
Lưu ý: sau phản ứng thủy phân luôn thu được glixerol.
Sơ đồ thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm
Triglixerit + 3OH Muối + Glixerol.
- Phản ứng cộng đối với chất béo dạng lỏng:
Cộng H2: Biến chất béo lỏng thành chất béo rắn.
Ví dụ:
Cộng Br2 dung dịch, I2,…
Ví dụ:
- Phản ứng oxi hóa
Chất béo oxy hóa hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O
Ví dụ:
Khi oxy không hóa hoàn toàn chất béo các liên kết C=C trong chất béo ở dạng lỏng bị bị oxy hóa bởi không khí tạo ra peoxit, peoxit này phân hủy tạo andehit có mùi khó chịu (hôi, khét,..) là nguyên nhân làm cho dầu mỡ bị ôi.
Các bài tập về chất béo
Bài tập 1:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được lượng CO2 và H2) hơn kém nhau 6 mol Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là:
Lời giải: Áp dụng công thức đốt cháy chất béo bão hòa ta có:
Vậy trong chất béo trên có chứa 7 liên kết pi
=> số liên kết pi mạch ngoài sẽ có giá trị = ∑pi – ∑pi trong COO- = 7 – 3 = 4
nBr2 = 0,6 (mol) => nchất béo = nbr2/ 4 = 0,6/4 = 0,15 (mol)
Vậy kết quả bài toán trên là a = 0,15 mol chất béo
Trên đây là Bài toán đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được lượng CO2 và H2O) hơn kém nhau 6 mol. Chất béo có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và hóa học. Việc hiểu được cấu tạo cũng như tính chất của chất béo cho phép học sinh giả nhiều bài toán khó cũng như biết cách áp dụng vào thực tiễn đời sống mang lại những giá trị to lớn.